Làm sao để chọn học đúng ngành?

3.755 Lượt xem

Nếu ta lỡ mua một đôi giày tuy đẹp mã nhưng bị chật, hay mua một chiếc áo rất model nhưng bị rộng, là ta đã chọn nhầm hàng. Chọn người yêu càng dễ bị nhầm nếu chỉ "hợp nhãn" mà không hợp tính. Chọn nghề còn phức tạp nhiều hơn thế và dễ bị lầm hơn thế, vì nhãn quan và cảm tính rất dễ đánh lừa nhiều người. Nghề thời thượng chẳng hạn, nó đang lôi cuốn số đông, có thể hợp với ai đó nhưng không hợp với chính ta. Lại có thể hợp với ta về mặt năng lực, nhưng rất không hợp về mặt tính cách. Nếu chưa cân nhắc kỹ mà đã vội chọn nó, vậy là ta đã lầm. Hi vọng bài viết sau CTIM sẽ mang đến cho bạn một sự sáng suốt trong việc chọn ngành cho tương lai của mình nhé.

1. Những thông tin cần chú ý trong quá trình chọn ngành:

 Sở thích, năng lực bản thân: 

Sở thích, niềm đam mê của bản thân là yếu tố quan trọng, các bạn nên cân nhắc hàng đầu vì sở thích sẽ quyết định cho ngành nghề gắn liền với tương lai của các em. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình cho công việc. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên gắn bó với công việc mà mình thực sự yêu thích. Sự yêu thích, niềm đam mê sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 

Yêu cầu của ngành nghề:

Là một yếu tố quan trọng vì mỗi ngành nghề lại có một yêu cầu riêng: Năng lực, sức khỏe, ngoại hình,… Yêu cầu của ngành nghề có thể cao hoặc thấp, tùy vào từng thời điểm. Học sinh cần chú ý đến những yêu cầu này để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

 Nhu cầu nhân lực của ngành nghề:

Bên cạnh hai yếu tố trên thì các bạn học sinh cũng cần chú ý đến nhu cầu của thị trường lao động. Thị trường lao động ở đây bao gồm cả thị trường lao động của địa phương, quốc gia lẫn thị trường lao động quốc tế. Bạn không thể làm một ngành nghề mình yêu thích nhưng thị trường lại không xuất hiện một chút cầu nào.

2. Tuân thủ nguyên tắc chọn ngành:

Bạn cần biết mình phù hợp với ngành nào thì mới có thể đưa ra lựa chọn trường thích hợp

Sau đây CTIM sẽ chia ra 6 khối ngành chính để bạn dễ hình dung hơn:

 Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý- Ngôn ngữ:

Khối ngành này bao gồm các ngành như: Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị nhân sự, Marketing, Tiếng Anh… Hiện nay các trường đào tạo theo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đều phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, do đó có thể sử dụng giáo trình chung giữa các trường. Không chỉ vậy, kinh tế lại là một lĩnh vực khá dễ học và cơ hội việc làm khá cao. Bên ngoài trường cũng tồn tại rất nhiều các khóa đào tạo chất lượng tốt, có tính thực tiễn cao. Nếu bạn thực sự có hứng thú với ngành kinh tế thì hãy kết hợp cả việc học tại trường và các khóa kỹ năng bên ngoài. Riêng ở CĐ CTIM bạn sẽ được học các khóa kỹ năng mềm hoàn toàn miễn phí do trường ký kết đào tạo với Viện Khoa học Công nghệ và Tập đoàn huấn luyện,tư vấn, triển khai Topion để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, tạo lợi thế vượt trội cho ứng viên là sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường.

Sính viên Khối kinh tế trong giờ học kỹ năng mềm miễn phí

 Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật:

Khối ngành bao gồm các ngành kỹ thuật như: Công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, Điện-Điện tử, Xây dựng… Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai như: Kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot… Người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật có nhiệm vụ vận dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp với trình độ sản xuất của từng đơn vị, từng quốc gia. Đây hiện là khối ngành dễ xin việc nhất ở Việt Nam. Quá trình đào tạo khối ngành này cũng tương đối tốt, thị trường lao động có nhu cầu cao (vì nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – công nghệ). Ở CTIM khối ngành này sinh viên rất được chú trọng về thực hành, đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, nhà trường đẩy mạnh việc ký kết với rất nhiều Doanh nghiệp lớn như: Cty TNHH Cơ Khí TM DV Đại Lộc, Cty CP Hino Sao Bắc, Cty CP Xây Lắp Kỹ thuật Việt, Cty TNHH Thiết bị Điện công Nghiệp Cát Vạn Lợi,... để cam kết đảm bảo chỗ thực tập cũng như việc làm ngay cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Khối kỹ thuật trong giờ thực hành

Buổi ký kết đào tạo - tuyển dụng giữa CTIM và Cty CP Xây lắp Kỹ thuật Việt

 Khối ngành xã hội – nhân văn:  

Khối ngành này bao gồm các ngành như luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông Phương học… Khối ngành văn hóa học chuyên trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có bao gồm hệ thống kiến thức về văn hoá, văn hoá học lý luận, văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra. Nếu có ý định lựa chọn khối ngành văn hóa, bạn cần có định hướng từ sớm. Tránh trường hợp lựa chọn khối ngành này vì điểm “dễ thở” nhưng đến lúc ra trường lại lựa chọn một ngành nghề chẳng mấy liên quan như… kinh tế.


 Khối ngành nghệ thuật:

Khối ngành này bao gồm các ngành: Mỹ thuật, diễn xuất, hát, múa, các loại nhạc cụ… Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí ngày càng được quan tâm, đặc biệt là nhu cầu âm nhạc. Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này càng được mở rộng để giúp các sinh viên có cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp. Sinh viên sau tốt nghiệp có khả năng ca hát có thể đi biểu diễn trên các sân khấu với nhiều thể loại nhạc như: pop, rock, dance, R&B, dân ca… Song song với đó, sinh viên  có thể tham gia vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa cấp thành phố và các tỉnh thành. Nhưng điều quan trọng bạn phải xác định mình có năng khiếu trước khi quyết định chọn nhóm ngành này.

 Khối ngành thể dục thể thao:

Ngành này dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm.  Đây là ngành học giúp sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp nhất định liên quan đế thể dục thể thao (TDTT). Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý thể dục thể thao TDTT. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học những môn học phục vụ cho nghề nghiệp sau này như: Giáo dục thể chất, kinh tế – xã hội học TDTT, tâm lý học TDTT, lịch sử TDTT, lịch sử Olympic…

Khối ngành chăm sóc sức khỏe: 

Ngành Sức khoẻ là nghề điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho con người, do đó bản thân người làm trong nghề đầu tiên phải đảm bảo một sức khoẻ tốt. Chỉ có như thế mới có thể đảm bảo tính chất công việc ca kíp hay phải trực đêm, trực vào các ngày lễ.

Vì là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người nên cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Và như bất cứ ngành nghề nào, đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm, đối với ngành nghề sức khoẻ bên cạnh tinh thần trách nhiệm cao, phải tính tỉ mỉ, cẩn thận.

Bên cạnh đó, người trong nghề Y phải có khả năng nắm bắt tâm lý, giao tiếp tốt, tạo sự tin cậy, cởi mở với người bệnh giúp giảm áp lực, sợ hãi cho bệnh nhân.

Đặc biệt, người làm nghề Y phải có một trái tim nhân hậu, có niềm yêu thích trong việc chữa bệnh và chăm sóc người khác

CTIM chúc các bạn thành công trong việc chọn ngành nghề cho tương lai của mình nhé.

Để được tư vấn kỹ hơn về ngành nghề các bạn hãy liên hệ:

Tuyết Mai
Gọi 0977 65 66 69